Vi Anh
Tình hình chánh trị Cộng Sản Việt Nam (CSVN) lộn xộn, bất ổn hơn bất cứ lúc nào hết từ khi chế độ CSVN được thành lập từ 2/3 thế kỷ trước đây. Mỹ thua Trung Cộng tại Việt Nam khi Kissinger đi đêm. Mỹ bắt tay với Trung Cộng, phản bội VNCH, cúp quân viện cho VNCH, một đồng minh của Mỹ nơi có trên 50 ngàn quân nhân Mỹ tử trận khi bảo vệ tự do dân chủ tại Miền Nam Việt Nam. Sự phản bội này của Mỹ đã khiến hàng triệu người Việt có tinh thần quốc gia bi tù đày, hàng triệu người dùng thuyền nan, đường bộ vươt biên chết hàng nửa triệu người và gần hai triệu người được định cư trên 80 nước khắp thế giới.
Non nủa thế kỷ sau, Mỹ lại sai lầm lần thứ hai cũng tại Việt Nam. Mỹ giúp cho CSVN, viện trợ, mở rộng của quan thuế cho hàng hóa CSVN xuất siêu vào Mỹ, tăng lên hàng 100 tỷ Mỹ kim. TT Biden còn hứa Mỹ không can dự vào sự thay đổi chế độ Cộng Sản ở Việt Nam. CSVN nâng đối tác chiến lược toàn diên xếp Mỹ ngang hàng với Trung Cộng và Nga của Putin.
Nhưng CSVN vẫn nắm cái đuôi sam định hướng xã hội chủ nghĩa, vẫn làm chư hầu cho Trung Cộng về chánh tri lẫn kinh tế. Nói theo kiểu bình dân ở Việt Nam, Mỹ làm ở VN cho Trung Cộng hưởng. Mỹ chẳng được sơ múi gì, không chia rẻ, ly gián được CSVN và Trung Cộng chút nào.
Việt Nam trở thành quốc gia lý tưởng để Trung Cộng lách thuế của Mỹ. Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai nói bà quan ngại về quan hệ thương mại giữa Mexico và Trung Cộng và “vẫn theo dõi” về các nỗ lực riêng biệt trong tương lai nhằm ngăn chặn việc trốn thuế.
Hiện Bộ Thương mại Mỹ cũng đang cân nhắc về việc công nhận Việt Nam là nền “kinh tế thị trường” hay không. Hồi tháng 3, Tiến sĩ Công Phạm, giảng viên cấp cao tại Đại học Deakin (Úc), đánh giá với BBC News Tiếng Việt về ba lý do Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Một là nhiều công ty VN do nhà nước sở hữu (SOE); hai là luật về lao động của Việt Nam còn nhiều thiếu sót và ba là nguy cơ Việt Nam có thể gây hại cho các ngành công nghiệp của Mỹ và người lao động Mỹ. Ngoài ra, Trung Cộng sử dụng các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, để lách các quy định thương mại Mỹ áp đặt cho Bắc Kinh.”
Những tháng đầu năm 2024, chính trường CSVN đang lộn xôn, suy sụp . rung lắc dữ dội chưa từng có về ngoại giao, giao thương, nôi trị tê liệt. Cán bô đảng viên CSVN tránh né, bất động sợ bị văng miển. Phe Tổng Trọng đi sát vơi Trung Cộng, mượn oai hùm của Trung Cộng. Hà Nội đang dần rời xa phương Tây và nghiêng dần về phía Trung Cộng. Việt Nam đang ngày càng trở thành một nơi “rủi ro cho các nhà đầu tư”, Bloomberg phân tích, tác động của “bất ổn chính trị” tới nền kinh tế Việt Nam.
Với việc cả ông Chính Thủ Tướng lẫn ông Tô Lâm Bộ Trưởng Công an lên làm chủ tịch nước đều đi lên từ ngành công an, VNCS đang càng mang đậm dấu ấn của một nhà nước “công an trị, cảnh sát trị”. Điều này sẽ khiến các quốc gia dân chủ gặp khó khăn trong việc hợp tác với Việt Nam.
Bloomberg, chuyên gia tài chính Shuli Ren nhận định rằng chiến dịch chống tham nhũng, hay còn gọi là “đốt lò”, của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là một yếu tố khiến xu hướng đầu tư vào Việt Nam dần tập trung về các tỉnh và thành phố miền Bắc, như Hà Nội, Hải Phòng và đặc biệt là Quảng Ninh. Những chuyển động bên trong chính trường Việt Nam đang dần “biến miền Bắc Việt Nam thành một tỉnh của Trung Quốc”, bà Ren đánh giá.
Không chỉ Mỹ thua Trung Cộng tại VN lần thứ hai, chánh trị gia Mỹ trước đó còn thua Trung Cộng, hiện CS và Nga hậu CS hai trận lớn hơn. Khi Trung Cộng chuyển hệ tư duy sang kinh tế thị trường. Mỹ đã giúp đỡ cho hai chế độ CS này một cách rất hào phóng, tin rằng khi kinh tế họ tiến phát thì sẽ đổi mới chánh trị. Trái lại không bao lâu sau, CS không đổi mới chánh trị một chút nào, mà còn chống lại Mỹ như kẻ thù./.